Công trình tín ngưỡng, tôn giáo có cần phải xin phép xây dựng không?

5/5 - (1 bình chọn)

1. Công trình tín ngưỡng, tôn giáo là gì?

Tín ngưỡng và tôn giáo theo quy định tại Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 như sau:

– “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng” (khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016).

– “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” (Khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016).

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo

1.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng 

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Sử dụng mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt. Mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500. Kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50. Kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thng hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

1.2. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Sử dụng mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500. Kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50. Kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thng hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan tôn giáo theo phân cấp.

2. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ đầu tư nộp hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng tại Sở Xây dựng.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sở Xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ. Kiểm tra hồ sơ.

Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định: ghi giấy biên nhận

Nếu hồ sơ không đáp ứng các quy định: hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ; kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, Sở Xây dựng phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế. Để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì Sở xây dựng có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết.

Bước 4: Lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực có liên quan

Sở Xây dựng có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng.

Bước 5: Cấp giấy phép xây dựng

Sở Xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện cấp phép để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện cấp phép, Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng cho Chủ đầu tư. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Sở Xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ.

Nếu hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép, Sở Xây dựng có văn bản trả lời tại nơi tiếp nhận hồ sơ, theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

Mời quý khách tham khảo thêm: Xin phép xây dựng tại Bình Dương

Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Kim Trọng Phát

Địa chỉ : 23 Lê Thị Trung, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Email : kimtrongphat@gmail.com

Hotline : 0977443232- 0908005622

Điện thoại : 0274.6512361

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *